QUY TRÌNH LẮP ĐẶT HỆ THỐNG GAS CÔNG NGHIỆP LPG
12/11/2024
DATA Energy - Đơn vị đầu tư, tư vấn, thiết kế và lắp đặt hệ thống gas công nghiệp LPG toàn quốc. Cùng tìm hiểu về quy trình thi công hệ thống trạm gas theo bài viết dưới đây.
Khí LPG là gì? LPG là viết tắt của liquid petroleum gas hay còn được gọi là khí dầu mỏ hóa lỏng. Thành phần của LPG bao gồm hỗn hợp các khí hydrocacbon, chủ yếu là propane (C3H8) và butane (C4H10) tỉ lệ 50/50. Hỗn hợp này được nén lại ở dạng lỏng để tồn trữ với một áp suất nhất định.
Hệ thống gas công nghiệp (Trạm LPG) là gì? Trạm LPG là trạm sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng để cấp LPG từ bồn chứa cố định hoặc hệ thống dàn chai chứa LPG trực tiếp qua đường ống dẫn LPG hơi đến nơi sử dụng.
Hệ thống gas công nghiệp được hiểu là một hệ thống thiết bị LPG chuyên dùng có chức năng tồn chứa và chuyển đổi LPG từ thể lỏng sang thể khí sau đó đưa vào đầu đốt để sử dụng sản xuất.
Hiện nay, chúng ta thường thấy hệ thống gas công nghiệp dưới 2 dạng:
1. Cụm góp chai LPG, thường được lắp đặt đơn giản hơn thành 2 giàn cụm bình LPG 45kg.
2. Trạm LPG dạng bồn, gồm những thiết bị phức tạp hơn, có sức chứa từ 10, 25 tấn thậm chí là hệ nhiều bồn lên đến 100 tấn.
QUY TRÌNH LẮP ĐẶT HỆ THỐNG GAS CÔNG NGHIỆP (LPG)
1. Khảo sát vị trí địa lý, địa hình của trạm:
- Đo đạc diện tích tối thiểu của hệ thống gas công nghiệp (VD: Với công suất hệ thống là 200kg/h, bồn 10MT thì khách hàng cần diện tích đất tối thiểu là 10m x 5m).
- Đảm bảo khoảng cách an toàn từ trạm LPG đến khu vực có người sản xuất và các tiêu chuẩn an toàn khác. Tham khảo tiêu chuẩn TCVN 7441:2004.
- Đảm bảo không gian cho việc di chuyển và tiếp nạp LPG lỏng của xe bồn LPG. Tham khảo quy trình thay xe bồn.
- Xác định vị trí đầu đốt / lò hơi và phương án thi công đường ống đến điểm đó. (phương án cầu ống, đi ống ngầm hoặc đi theo hào)
- Xác định phương án tiếp địa, chống sét, điện, nước,...
2. Thiết kế bản vẽ thi công:
- Tính toán công suất hệ thống gas công nghiệp LPG dựa vào kế hoạch sản xuất và công suất đầu đốt / lò hơi.
- Thiết kế bố trí mặt bằng trạm, các thiết bị và đường ống. (Hồ sơ thiết kế bao gồm: Sơ đồ nguyên lí, bản vẽ mặt bằng trạm, bản vẽ bố trí trạm trong mặt bằng tổng thể của nhà máy, bản vẽ 3D, Shop Drawing, đường dây điện).
- Bản vẽ thiết kế phải được thẩm duyệt PCCC trước khi thi công.
- Lên kế hoạch tiến độ dự án song song với quá trình triển khai thiết kế.
3. Mua sắm và gia công thiết bị:
- Các thiết bị nhập khẩu cần có thời gian vận chuyển từ 4 – 6 tuần.
- Cụm thiết bị chính như bồn chứa LPG, máy hóa hơi và đường ống cũng cần thời gian gia công tại xưởng nếu không nhập khẩu.
4. Thi công, lắp đặt hệ thống gas công nghiệp (LPG) theo bản vẽ thiết kế.
- Lắp đặt hệ thống gas công nghiệp theo bản vẽ, hoàn thành kết nối với đầu đốt / lò hơi sản xuất. Quá trình lắp đặt cần 2 – 3 tuần.
- Kiểm định hệ thống và thiết bị bởi đơn vị thứ 3.
5. Nghiệm thu hoàn thành lắp đặt hệ thống gas công nghiệp (LPG) với khách hàng sau đó nghiệm thu PCCC.
- Nghiệm thu hoàn thành lắp đặt hệ thống CNG với khách hàng / chủ đầu tư bằng văn bản.
- Nộp hồ sơ và mời cơ quan có thẩm quyền đến nghiệm thu PCCC.
- Cơ quan này sẽ cấp giấy phép nghiệm thu PCCC cho hệ thống này (có thể bao gồm hoặc không bao gồm với giấy phép nghiệm thu PCCC của toàn bộ nhà máy).
6. Chạy thử hệ thống, hướng dẫn vận hành và đưa vào sử dụng
- Hệ thống gas công nghiệp LPG không yêu cầu nhân viên vận hành 24/7 như hệ thống CNG.
DATA Energy sẽ tổ chức hướng dẫn vận hành cho nhân viên kỹ thuật của khách hàng để đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn và liên tục cũng như việc theo dõi các chỉ số, tín hiệu sự cố.
- DATA Energy tổ chức bảo dưỡng hệ thống gas công nghiệp LPG mỗi 3 tháng/lần và luôn hỗ trợ xử lý sự cố 24/7.
Khác:
DATA Energy sẽ tư vấn và cung cấp khí đốt cho khách hàng.
DATA Energy cũng là đơn vị tư vấn và chuyển đổi sử dụng khí đốt.
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG DATA (DATA Energy)
- Tư vấn, thiết kế, lắp đặt, thi công hệ thống gas công nghiệp.
- Đầu tư hệ thống khí đốt cho nhà máy.
- Cung cấp LPG, CNG, LNG.