LẮP ĐẶT BỒN LPG NGẦM DƯỚI LÒNG ĐẤT

06/03/2024

 

Bồn chứa LPG (bồn chứa gas công nghiệp) là một thiết bị chuyên dùng để chứa khí LPG (Liquefied Petroleum Gas) phục vụ cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Có 2 hình thức lắp đặt bồn LPG là bồn nổi trên mặt đất hoặc bồn âm dưới lòng đất. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về ưu nhược điểm của bồn ngầm dưới lòng đất và quy cách lắp đặt bồn âm khác gì với bồn nổi. 

bồn LPG âm

Ưu điểm: 

  1. Tiết kiệm diện tích: Bồn LPG âm được đặt dưới lòng đất, không chiếm diện tích sàn, về mặt thẩm mỹ sẽ đẹp hơn bồn nổi. 

  2. Tối ưu được về mặt khoảng cách an toàn về tiêu chuẩn pccc

  3. Bảo vệ được bồn trước các tác động môi trường: Hạn chế chống oxy hóa bồn, việc lắp đặt bồn âm cũng sẽ giúp bồn không chịu nhiều tác động từ nhiệt độ môi trường.

Nhược điểm:

  1. Chi phí lắp đặt: Việc lắp đặt bồn LPG dưới lòng đất chi phí sẽ cao hơn so với việc lắp đặt bồn LPG nổi do yêu cầu công trình đào đất, đổ bê tông hầm chứa bồn gas, lắp đặt dẫn gas và hạ bồn xuống lòng đất rất khó khăn (phải gia cố bồn âm để tránh nổi bồn và yêu cầu độ chính xác khác cao). Ngoài ra, chi phí thi công bồn cũng khá cao vì phải trang bị thêm lớp chống ăn mòn cho bồn.

  2. Khó khăn cho việc bảo trì và kiểm định phần thân bồn đặt dưới lòng đất: Việc kiểm tra và bảo dưỡng bồn gas âm khá khó khăn hơn so với bồn gas nổi do phải đào đất để tiếp cận 

  3. Rủi ro rò rỉ khí khó phát hiện: Nếu có sự rò rỉ gas từ bồn âm, việc phát hiện và xử lý sự cố có thể trở nên khó khăn hơn so với bồn gas nổi.

  4. Ngoài ra khi khách hàng muốn cải tạo, di chuyển hệ thống thì xử lý khó hơn bồn nổi và chi phí cũng khá cao.

  5. Khi tiến hành thi công và lắp đặt, đơn vị thi công cần có sự tính toán chính xác và kỹ lưỡng để đảm bảo phần địa chất đạt được yêu cầu, hạn chế sụt lún để tránh các vấn đề liên quan đến kết cấu và an toàn hệ thống.

QUY TRÌNH LẮP ĐẶT BỒN LPG ÂM

hệ thống LPG âm

  1. Khảo sát vị trí địa lý, địa hình lắp đặt trạm.
  2. Thiết kế bản vẽ thi công.
  3. Đào hố ngầm dưới lòng đất để chứa bồn theo kích thước trên bản vẽ.
  4. Xây dựng phần nền móng trạm LPG dưới lòng đất và hàng rào (bê tông) hệ thống.
  5. Lắp đặt bồn LPG. Sau khi đã hoàn thành phần móng và hàng rào, bồn LPG sẽ được vận chuyển và cẩu bồn vào phần hố đã đào. Quá trình đưa bồn vào phần hố đất phải đảm bảo các biện pháp an toàn để đảm bảo đặt bồn chính xác, hạn chế các rủi ro khác.
  6. Gia công và lắp đặt hệ van, đường ống, gia cố bồn .
  7. Xây dựng phần nền trạm bên trên.
  8. Lắp đặt ống, giá đỡ và các thiết bị khác ở trạm.
  9. Nghiệm thu lắp đặt với chủ đầu tư và sau đó nghiệm thu PCCC
  10. Chạy thử, nghiệm thu hoàn thành và bàn giao với CĐT, đứa hệ thống đi vào hoạt động.

CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG DATA (DATA Energy)

  • Tư vấn, thiết kế, lắp đặt, thi công hệ thống gas công nghiệp.
  • Đầu tư hệ thống khí đốt cho nhà máy.
  • Cung cấp LPG, CNG, LNG.