Cần Biết Về Chất Lượng LPG – Hiệu Suất Và An Toàn Khi Sử Dụng

21/02/2025

 

LPG (Liquefied Petroleum Gas) hay còn gọi là khí dầu mỏ hóa lỏng là một nguồn nhiên liệu quan trọng, được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất, đặc biệt là công nghiệp nặng như luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất thực phẩm,....

Hiện nay LPG tại Việt Nam đang sử dụng 2 nguồn là sản xuất trong nước và nhập khẩu. Chuỗi cung ứng LPG kéo dài từ thượng nguồn, trung nguồn đến hạ nguồn. Qua quá trình khai thác, xử lý, vận chuyển và chiết nạp trước khi đến nơi sử dụng.

Xem video Chuỗi cung ứng khí ở Miền Nam Việt Nam.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chất lượng LPG, ảnh hưởng của nó đến hiệu suất sử dụng, độ an toàn và cách lựa chọn LPG đạt chuẩn.

1. Về nguồn cung LPG tại Việt Nam

Về kinh doanh, PV GAS đã cung cấp ra thị trường gần 2,5 triệu tấn LPG, trong đó sản xuất và tiêu thụ trong nước gần 1,6 triệu tấn cho các mục đích dân dụng, sản xuất công nghiệp và giao thông. (Theo báo cáo thường niên PVGAS 2023)

1.1. Sản xuất trong nước chiếm khoảng 50% sản lượng tiêu thụ

Nhà máy

Nguồn nguyên liệu

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

Chủ yếu từ các mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng,… Và nguồn nhập khẩu

Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn

Nhập khẩu dầu thô hoàn toàn từ Kuwat, Trung Đông

Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố

Từ bể Cửu Long và Nam Côn Sơn

Nhà máy Xử lý khí Cà Mau

Chủ yếu từ mỏ Cà Mau và các mỏ khác

1.2. Nhập khẩu chiếm khoảng 50% để đáp ứng sản lượng tiêu thụ từ các thị trường:

  • Trung Đông (UAE, Qatar, Saudi Arabia)
  • Hàn Quốc, Nhật Bản
  • Malaysia, Indonesia
  • Nga, Mỹ

2. Chất lượng LPG được đánh giá dựa trên những căn cứ gì?

Chất lượng LPG được đánh giá dựa trên chứng thư Chất lượng (Certificate of Quality) được kiểm định bởi đơn vị kiểm định độc lập thứ 3. Trong đó:

2.1. Nguồn gốc của LPG

  • LPG được tách từ Nhà máy xử lý khí thường có tỉ lệ Propane cao hơn, LPG sẽ có nhiệt trị cao hơn và ít tạp chất, phù hợp với nhu cầu sản xuất công nghiệp.
  • LPG được chiết xuất từ quá trình lọc dầu thường có tỉ lệ Butane cao hơn, LPG lúc này sẽ dễ dàng hóa lỏng và vận chuyển hơn, phù hợp với nhu cầu sử dụng dân dụng.

2.2. Tỉ lệ thành phần chính của LPG – LPG là khí dầu mỏ hóa lỏng có thành phần gồm 95% hỗn hợp Butane và Propane. LPG thường có các tỉ lệ Propane/Butane phổ biến như: 50/50, 60/40, 70/30. Phần lớn LPG tiêu thụ trên thị trường là LPG thương phẩm có tỉ lệ Propane/Butane là 50:50 (sai số 10%) 

2.3. Các thành phần phụ ảnh hưởng đến độ tinh khiết của LPG  – Ngoài Butane và Propane, LPG còn chứa các thành phần tạp chất khác như lưu huỳnh, nước, hàm lượng cặn và Olefin.

  • H₂S và hợp chất lưu huỳnh có thể xuất hiện do các phản ứng hóa học trong quá trình chế biến dầu mỏ và khí thiên nhiên.
  • Nước (H₂O) có thể xuất hiện do hơi ẩm từ khí thiên nhiên hoặc dầu thô chưa được loại bỏ hoàn toàn trong quá trình tinh chế.
  • Olefin là các hydrocacbon có liên kết mạnh và thường có quá trình cháy diễn ra không hoàn toàn, tạo ra cặn và muội than.

Lưu ý rằng các chỉ số tạp chất này phải nằm trong giới hạn cho phép thì việc sử dụng LPG mới đảm bảo an toàn.

2.4. Áp suất của LPG – Áp suất được quyết định bởi thành phần của LPG. Khi sử dụng LPG, khách hàng cần lưu ý rằng áp suất luôn đi kèm với điều kiện nhiệt độ, thông thường là nhiệt độ 37.8 độ C (100 độ F) tương tự bồn LPG đặt ngoài trời. 

 

3. Tại sao chất lượng LPG quan trọng?

Chất lượng LPG ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất sử dụng, độ bền thiết bị và mức độ an toàn trong sản xuất.

  • Hiệu suất đốt cháy cao hơn – LPG tinh khiết giúp quá trình cháy diễn ra hoàn toàn, sinh nhiệt cao hơn, giảm tiêu hao nhiên liệu.
  • Bảo vệ thiết bị sử dụng LPG – LPG kém chất lượng có thể gây đóng cặn trên đầu đốt, muội than, giảm tuổi thọ thiết bị và ảnh hưởng đến hệ thống đốt công nghiệp.
  • Đảm bảo hiệu suất sản xuất, sản phẩm – Nguồn khí LPG kém chất lượng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên sản phẩm của 1 số ngành công nghiệp nhất định như: khuôn mẫu chính xác, gốm sứ, xi mạ, linh kiện điện tử,… Công tác bảo trì hệ thống có thể dẫn đến dừng chuyền và chi phí sản xuất lại lô hàng.
  • Giảm thiểu nguy cơ cháy nổ – chất lượng LPG đạt chuẩn giúp duy trì áp suất ổn định, giảm nguy cơ rò rỉ hoặc cháy nổ.
  • Thân thiện với môi trường – LPG sạch giảm phát thải khí độc hại như SO₂, NOₓ, bảo vệ sức khỏe người dùng.
Chứng thư chất lượng gas LPG (Certificate of Quality) thể hiện bảng thành phần của khí LPG
Chứng thư chất lượng gas LPG (Certificate of Quality) thể hiện bảng thành phần của khí LPG

 

 4. Cách nhận biết LPG đạt chất lượng cao?

  • Kiểm tra nguồn gốc LPG – Nên chọn các đơn vị cung cấp LPG uy tín, cung cấp đầy đủ sơ chất lượng LPG, nguồn gốc xuất xứ đi kèm khi giao hàng đến nhà máy.
  • Quan sát và kiểm tra hệ thống tồn chứa và đầu đốt – Các hiện tượng đóng cặn tại cụm lọc và đầu đốt có thể là nguyên nhân thể hiện chất lượng LPG không ổn định.
  • Quan sát màu lửa khi đốt – LPG tinh khiết khi cháy có ngọn lửa màu xanh đều, không có muội đen. Nếu lửa có màu vàng hoặc đỏ, có thể LPG chứa tạp chất.
Các yếu tố đánh giá chất lượng gas LPG
Các yếu tố đánh giá chất lượng gas LPG

Lưu ý về việc đánh giá chất lượng LPG, những dấu hiệu quan sát chỉ mang tính chất tham khảo và có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Chỉ những đơn vị có thẩm quyền, có chuyên môn mới có chức năng kiểm tra và đưa ra kết luận chính xác.

5. Kết luận

Để đảm bảo sử dụng LPG chất lượng đạt chuẩn, hãy lựa chọn nhà cung cấp có uy tín, có chứng nhận kiểm định chất lượng, và có dịch vụ hậu mãi, bảo trì tốt. Hãy kiểm tra nguồn gốc và các tiêu chuẩn an toàn khi mua LPG để tiết kiệm chi phí, bảo vệ thiết bị và đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất.

Liên hệ với DATA Energy: 02862.757.005 hoặc Ms. Oanh 0985.142.050 để được tư vấn về chất lượng LPG và báo giá ngay!

Xem thêm: 

Giá gas mới nhất

LPG là gì?

Nhiệt trị của các loại khí đốt

Hệ số phát thải CO2 của các loại nhiên liệu

CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG DATA (DATA Energy)

  • Tư vấn, thiết kế, lắp đặt, thi công hệ thống gas công nghiệp.
  • Đầu tư hệ thống khí đốt cho nhà máy.
  • Cung cấp LPG, CNG, LNG.