TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ, LẮP ĐẶT HỆ THỐNG LPG CÔNG NGHIỆP TCVN 7441 : 2004

29/10/2024

 

*Lưu ý: Đây là nội dung thuộc quy định của Pháp luật, nên có thể bao gồm từ ngữ chuyên ngành, bên cạnh đó nội dung sẽ dài và chi tiết.

Hiện tại, có nhiều tiêu chuẩn quốc gia áp dụng cho LPG như: TCVN 6152:1996, TCVN 7221:2002, TCVN 6486:2008 nhưng cụ thể về hệ thống LPG công nghiệp thì áp dụng TCVN 7441:2004 (Hệ Thống Cung Cấp Khí Dầu Mỏ Hóa Lỏng (LPG) Tại Nơi Tiêu Thụ - Yêu Cầu Thiết Kế, Lắp Đặt Và Vận Hành)

1. Về yêu cầu thiết kế hệ thống LPG công nghiệp

Tổng thể về yêu cầu thiết kế hệ thống LPG công nghiệp theo TCVN 7441:2004 gồm:

  • Vị trí lắp đặt hệ thống: NGOÀI TRỜI, THÔNG THOÁNG để dễ phân tán khí xả /rò rỉ.
  • Phải có hàng rào bao quanh trạm, hàng rào vẫn phải đảm bảo THÔNG THOÁNG.
  • Phần dưới đế bồn phải bằng phẳng để LPG không có không gian tích tụ.
  • Các quy định về bản biểu an toàn hệ thống LPG công nghiệp.
Tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống LPG công nghiệp
Bố trí trạm LPG công nghiệp

  2. TCVN 7441:2004 quy định về bồn chứa LPG

  • Bồn chứa LPG phải được thiết kế, chế tạo và kiểm định theo tiêu chuẩn TCVN 6486:1999, TCVN 6153: 1996, TCVN 6154:1996 và TCVN 6008: 1995 và các yêu cầu liên quan.
  • Trên thân bồn phải có nhãn thông tin bồn.
  • Đối với bồn có dung tích nhỏ hơn hoặc bằng 20,000 lít, phải có ít nhất 1 van an toàn. Đối với bồn lớn hơn 20,000 lít phải có ít nhất 2 van an toàn.
  • LPG lỏng nạp vào bồn không được quá 90% dung tích bồn chứa.
  • Mỗi bồn chứa LPG phải được trang bị ít nhất một đồng hồ hiển thị mức lắp cố định trên bồn.
  • Tất cả các bồn chứa LPG phải có cửa người chui hoặc kiểm tra. Trường hợp bồn chứa có cửa người chui, nếu là hình bầu dục kích thước tối thiểu 400 mm x 300 mm hoặc hình tròn đường kính tối thiểu 400 mm.
  • Bồn chứa LPG phải có đồng hồ đo áp suất được lắp ở vùng không gian chứa hơi LPG bảo hoà trên đỉnh bồn chứa.
  • Vị trí của bồn đến hàng rào trạm phải lớn hơn hoặc bằng 1.5m.

  • Quy định vị trí lắp đặt bồn và khoảng cách đến các công trình lân cận

DATA Energy_Tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt hệ thống LPG công nghiệp

Tìm hiểu về bồn âm (lắp đất)

  3. Về tường ngăn cháy

  • Khi sử dụng tường ngăn cháy cho phép giảm khoảng phân cách tối đa 30% so với khoảng phân cách yêu cầu khi không có tường ngăn cháy.
  • Tường ngăn cháy phải được xây bằng gạch, bê tông cao hơn ít nhất 0.5m so với chiều cao bồn, dài hơn mỗi bên 0.75m và chịu lửa được ít nhất 150 phút.

  4. Máy hóa hơi

  • Các bộ phận chịu áp lực của máy hoá hơi phải được thiết kế chế tạo cho LPG. Nhãn hiệu máy phải ghi rõ tiêu chuẩn chế tạo, nguồn gốc xuất xứ, tên nhà sản xuất và số sê ri, ngày sản xuất, công suất hoá hơi. Nhiệt độ thiết kế và áp suất làm việc lớn nhất cho các bộ phận chịu áp lực của máy hoá hơi phải đáp ứng được điều kiện áp suất và nhiệt độ lớn nhất trong quá trình vận hành.
  • Máy hoá hơi phải có van điều khiển tự động loại thích hợp (ví dụ như loại giãn nở nhiệt, loại điện từ hoặc loại phao nổi) để ngăn không cho LPG lỏng tràn vào không gian và đường ống LPG thể hơi.
  • Máy hóa hơi phải lắp đặt cách xa bồn chứa ít nhất 1,5m. Cách công trình lân cận ít nhất 3m.

  5. TCVN 7441:2004 yêu cầu về các thiết bị khác

Tất cả các thiết bị vật liệu sử dụng cho hệ thống LPG công nghiệp phải là thiết bị được thiết kế, chế tạo để sử dụng chuyên dùng cho LPG

  • Van điều áp: Gồm có van điều áp cấp 1 và van điều áp cấp 2. Sau van điều áp cấp 1, áp suất khí thường thấp hơn 1.4 bar. Sau van điều áp cấp 2, áp suất khí thường phụ thuộc vào đầu đốt hoặc máy sản xuất quy định.
  • Hệ thống đường ống: Có thể lắp đặt đường ống nổi trên mặt đất hoặc chôn ngầm dưới đất. đường ống phải được lắp cách xa nguồn nhiệt quá nóng, quá lạnh hoặc phải có biện pháp bảo vệ để tránh sự tác động này.
  • Đường ống phải được bảo vệ tránh bị ăn mòn. Với đường ống đi nổi trên mặt đất, quy định ống LPG hơi sơn màu vàng, ống LPG lỏng sơn màu khác màu vàng. (Thường là màu xanh dương)
  • Van xả đáy: là bắt buộc đối với bồn chứa LPG và máy hóa hơi.

  6. TCVN 7441:2004 yêu cầu phòng cháy nổ

Số bình chữa cháy tối thiểu cho kho tồn chứa LPG và nhà chứa thiết bị hoá hơi

7. Yêu cầu kiểm tra, chạy thử, vận hành và bảo trì

Các thiết bị bồn, máy hóa hơi, thiết bị van và đường ống phải được kiểm định bởi cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.

Sau khi hoàn thành lắp đặt, phải kiểm tra áp, kiểm tra rò rỉ và các mối hàn trên toàn bộ hệ thống. Cuối cùng là quá trình đuổi hơi, làm sạch hệ thống LPG bằng khí trơ (thường là ni tơ) để đẩy toàn bộ oxy và nước ra ngoài.

* Chạy thử:

- Phải đảm bảo hệ thống phun nước chữa cháy và các bình chữa cháy luôn hoạt động tốt.

- Nhân viên kỹ thuật cài áp suất của van điều áp ở mức thấp nhất và chỉnh dần tới áp suất vận hành trong quá trình chạy thử.

* Vận hành:

Hệ thống LPG công nghiệp không yêu cầu nhân viên kỹ thuật có chuyên môn vận hành 24/7 như CNG nhưng tại nơi tiêu thụ của khách hàng, phải có người phụ trách và được hướng dẫn vận hành về:

  • Hiểu về nguyên lí hoạt động của toàn bộ hệ thống LPG công nghiệp.
  • Phương pháp nạp và các lưu ý khi nạp LPG.
  • Xử lý sự cố khẩn cấp và sử dụng các phương tiện chữa cháy.

* Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống LPG công nghiệp:

TCVN 7441:2004 quy định toàn bộ hệ thống phải được định kỳ bảo dưỡng không quá 5 năm.

DATA Energy là đơn vị thiết kế, lắp đặt hệ thống LPG công nghiệp và bảo dưỡng hệ thống LPG 3 tháng/lần.

Xem thêm quy trình bảo dưỡng hệ thống LPG tại đây.

* Các quy định về kiểm tra và nghiệm thu kỹ thuật:

Nếu bạn cần làm rõ bất cứ quy định nào, hãy liên hệ DATA Energy: 02862.757.005

Xem thêm:

CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG DATA (DATA Energy)

  • Tư vấn, thiết kế, lắp đặt, thi công hệ thống gas công nghiệp.
  • Đầu tư hệ thống khí đốt cho nhà máy.
  • Cung cấp LPG, CNG, LNG.