TRỮ LƯỢNG KHÍ THIÊN NHIÊN Ở VIỆT NAM

12/11/2024

 

TỔNG QUAN VỀ TRỮ LƯỢNG KHÍ THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI

Trữ lượng khí được tính từ lượng khí đốt tự nhiên có thể thu hồi được trong những mỏ đã khai thác hoặc có thể khai thác theo những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Do đó, trữ lượng khí đốt dao động tùy thuộc vào sự sẵn có của những phương tiện kỹ thuật phù hợp với công việc khai thác, cũng như giá cả thị trường tại thời điểm thăm dò.

Hiện nay tổng trữ lượng khí thiên nhiên trên thế giới được ước lượng khoảng 150 tỷ m³.  Dưới đây là 5 quốc gia có trữ lượng khí thiên nhiên nhiều nhất thế giới.

  • Nga - Trữ lượng khí tự nhiên: ước lượng 47.798 tỷ m³
  • Iran - Trữ lượng khí tự nhiên: ước lượng 33.980 tỷ m³
  • Qatar - Trữ lượng khí tự nhiên: ước lượng 23.871 tỷ m³
  • Ả Rập Xê-út - Trữ lượng khí tự nhiên: ước lượng 15.910 tỷ m³
  • Mỹ - Trữ lượng khí tự nhiên: ước lượng 13.167 tỷ mét khối

các quốc gia có trữ lượng khí đốt cao nhất thế giới

TRỮ LƯỢNG KHÍ THIÊN NHIÊN Ở VIỆT NAM

Việt Nam là một trong những quốc gia có vị trí địa lý có nhiều tiềm năng về khí đốt với trữ lượng đáng kể. Theo các thông tin cập nhật mới nhất, trữ lượng khí thiên nhiên ở Việt Nam ước tính đạt hơn 700 tỷ m³ xếp thứ ba ở Đông Nam Á (chỉ sau Malaysia và Indonesia). 

Từ năm 1990, có khoảng 370 tỷ m3 khí thiên nhiên có khả năng bổ sung đưa tổng số trữ lượng khí đạt 394,7 tỷ m3. Trong đó, khí thiên nhiên tồn tại dưới dạng khí đồng hành trong các mỏ dầu là 324,8 tỷ m3 (Tài liệu: Viện công nghệ Khoan Việt Nam).

trữ lượng khí đốt Việt Nam

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA KHÍ THIÊN NHIÊN Ở VIỆT NAM

Cơ hội: Việt Nam là một đất nước có vị trí địa lý thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng khí. Ngoại trừ các mỏ đang khai thác thì vẫn còn rất nhiều mỏ khí tiềm năng khác chưa được biết đến nhiều. Xu hướng chuyển đổi sang sử dụng nguồn năng lượng xanh đang là xu thế của ngành năng lượng hiện nay, đặc biệt hơn là khi Việt Nam đang thực hiện cam kết của COP 26 (giảm lượng khí nhà kính, tăng cường sự chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, và thúc đẩy hành động khí hậu toàn cầu). Đây cũng là cơ hội tốt giúp thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ chung của ngành năng lượng khí đốt.

Thách thức: Các mỏ dầu được khai thác trong nhiều năm qua đang có dấu hiệu cạn kiệt, cần tìm nguồn khai thác mới để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của cả nước. Ngoài ra, ngành năng lượng dầu khí còn chịu nhiều tác động tiêu cực trước những diễn biến phức tạp của thế giới (xung đột, chiến tranh, biến đổi khí hậu,...)

khai thác khí thiên nhiên

TÁC ĐỘNG CỦA KHÍ THIÊN NHIÊN TỚI MÔI TRƯỜNG.

Trên khía cạnh về môi trường, khí thiên nhiên (NG) là nhiên liệu đốt sạch, tạo ra ít lượng khí thải CO2 (ít hơn khoảng 20% – 50% so với các loại nhiên liệu nặng). Theo số liệu của IEA (Cơ quan năng lượng quốc tế), khí đốt tự nhiên thải ra lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính thấp hơn từ 45% đến 55% so với than đá khi được sử dụng để sản xuất điện. Quá trình đốt cháy của khí thiên nhiên tạo ra ít các hạt, bụi mịn, góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, việc sử dụng khí thiên nhiên (NG) làm chất đốt có thể thay thế những nhiên liệu truyền thống như gỗ, than đá và một số chất hữu cơ khác, đây là một giải pháp làm giảm nạn khai thác trái phép, phá rừng, góp phần bảo vệ “lá phổi xanh” của trái đất.

XEM THÊM

Trữ lượng khí đốt theo quốc gia

DATA Energy

DATA Energy - Công ty TNHH Năng lượng DATA

  • Cung cấp LPG, CNG, LNG.
  • Tư vấn, thiết kế, lắp đặt, thi công hệ thống gas công nghiệp.
  • Đầu tư hệ thống khí đốt cho nhà máy.
  • Cung cấp các thiết bị ngành khí.